nhẫn mỹ korean veterans
nhẫn mỹ korean veterans- trên cùng là hột đỏ màu ruby với bề mặt và đáy mài đa giác long lanh sáng đẹp, bao quanh hột là dòng chữ Korean Veterans (cựu binh Mỹ tham...
Giá ban đầu 0₫nhẫn mỹ korean veterans
- trên cùng là hột đỏ màu ruby với bề mặt và đáy mài đa giác long lanh sáng đẹp, bao quanh hột là dòng chữ Korean Veterans (cựu binh Mỹ tham chiến tại Triều Tiên)
- bên hông trái nhẫn khắc họa hình ảnh ngôi đền thờ nổi tiếng được lấy làm biểu tượng tại Korean với năm kỷ niệm tham gia chiến trường 1950-1953.
- bên hông phải nhẫn khắc họa Logo Liên hiệp quốc hình địa cầu với bản đồ TG với vòng Oliu bao quanh tượng trưng cho hòa bình Thế Giới.
- lòng nhẫn khắc hãng sản xuất CcAlpha, đặc biệt nhẫn còn nguyên tem size 10.5 tức lọt lòng 20,5mm (nhẫn đc cất nguyên hộp khi phát đến giờ chưa hề đeo)
- có thể nói, đây là một chiếc nhẫn kỷ niệm của những cựu binh mỹ tham gia chiến trường Nam Bắc Triều Tiên với 1 giai thoại lịch sử rất đáng sưu tầm.
Mời các bạn xem hình:
Chiến tranh Triều Tiên
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chiến tranh Triều Tiên Ở Hàn Quốc: (한국전쟁, 6·25 전쟁) Ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên: (조국해방전쟁) | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Một phần của Chiến tranh lạnh | |||||||
Theo chiều kim đồng hồ từ trên xuống: Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ triệt thoái trong trận hồ Trường Tân, quân Liên Hiệp Quốc đổ bộ lên cảng Nhân Xuyên, bắt đầu trận Nhân Xuyên; người tị nạn Triều Tiên trước một xe tăng M26 Pershing của Hoa Kỳ; Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ lên Nhân Xuyên; một chiếc máy bay tiêm kích North American F-86 Sabre. | |||||||
| |||||||
Tham chiến | |||||||
Đại Hàn Dân Quốc Hỗ trợ y tế: Hỗ trợ trang thiết bị: | Khối phía Đông: CHND Trung Hoa | ||||||
Chỉ huy và lãnh đạo | |||||||
Chung Il-kwon | Pak Hŏnyŏng | ||||||
Lực lượng | |||||||
480.000 | 926.000 | ||||||
Thương vong và tổn thất | |||||||
Nam Triều Tiên: Hoa Kỳ: | Bắc Triều Tiên: CHND Trung Hoa | ||||||
Tổng số dân thường thiệt mạng / bị thương: 2,5 triệu (ước tính) |
Chiến tranh Triều Tiên (ở Hàn Quốc Hangul: 한국전쟁; Hanja: 韓國戰爭; Romaja: Hanguk Jeonjaeng, "Korean War"; ở CHDCND Triều Tiên Chosŏn'gŭl: 조국해방전쟁; Hancha: 祖國解放戰爭; MR: Choguk haebang chǒnjaeng là cuộc chiến xảy ra và kéo dài từ giữa năm 1950 đến năm 1953 trên bán đảo Triều Tiên bị chia cắt vì sự chiếm đóng tạm thời của Liên Xô và Hoa Kỳ. Chiến sự được châm ngòi vào ngày 25 tháng 6 năm 1950 khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) tấn công Đại Hàn Dân quốc (Nam Triều Tiên). Từ một cuộc chiến quy mô nhỏ giữa hai lực lượng đối nghịch trên bán đảo Triều Tiên, quy mô cuộc chiến đã trở nên lớn khi lực lượng của Liên hiệp quốc được Hoa Kỳ lãnh đạo và sau đó là Chí nguyện quân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa can thiệp.
Lực lượng hỗ trợ chính cho miền Bắc là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với sự tiếp ứng hạn chế của Liên Xô trong hình thức các cố vấn quân sự, phi công quân sự và vũ khí. Đại Hàn Dân quốc được lực lượng Liên Hiệp Quốc, chủ yếu là quân đội Hoa Kỳ, hỗ trợ. Trước cuộc xung đột, CHDCND Triều Tiên và Đại Hàn Dân quốc tồn tại như hai chính phủ lâm thời đang tranh giành ảnh hưởng kiểm soát toàn bộ Bán đảo Triều Tiên.
Sau ba năm, chiến cuộc tạm ngưng khi hai miền đạt được một thỏa hiệp ngừng bắn vào ngày 27 tháng 7 năm 1953, và vì không có hiệp định hòa bình nên trên thực tế, cuộc chiến này vẫn chưa kết thúc cho đến tận nay. Xung đột quy mô nhỏ vẫn diễn ra, hai bên tiếp tục ở trong tình trạng chiến tranh và có thể phát động tấn công bất ngờ mà không cần tuyên chiến. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) vẫn tiếp tục đầu tư rất lớn cho quân đội và coi việc thống nhất đất nước Triều Tiên là mục tiêu cao nhất của họ. Trong khi đó, Mỹ vẫn duy trì 28.000 quân tại Hàn Quốc để ngăn chặn việc Bắc Triều Tiên tấn công Hàn Quốc một lần nữa. Hiện nay, lập trường của hai bên là đối nghịch nhau khi họ đều cho rằng chính phủ mình mới là hợp pháp và chính danh trong việc tấn công đối phương nhằm thống nhất đất nước Triều Tiên.