mặt dây chuyền công giáo bạc xi vàng đính đá
mặt dây chuyền công giáo bạc xi vàng đính đá- chất liệu: hình ảnh "đôi tay cầu nguyện" tuyệt đẹp được đúc bằng vật liệu Pewter cổ kính, xung quanh khung viền bằng bạc xưa cẩn...
Giá ban đầu 1,800,000₫mặt dây chuyền công giáo bạc xi vàng đính đá
- chất liệu: hình ảnh "đôi tay cầu nguyện" tuyệt đẹp được đúc bằng vật liệu Pewter cổ kính, xung quanh khung viền bằng bạc xưa cẩn 22 viên xoàn cz 2ly lấp lánh
- kích thước: ngang 39mm - cao 60mm
- thiết kế khoen lớn đeo dây 2 đến 5 cây vẫn vô tư.
- hình thức: vật liệu Pewter màu tối cổ kính được tạc tượng hình Đôi Bàn Tay Cầu Nguyện tuyệt đẹp, lấp lánh ánh xoàn xung quanh huyền ảo rất đáng sưu tầm
mời các bạn xem hình:
Vào thế kỷ 15 tại một ngôi làng nhỏ gần Nuremberg có một gia đình sinh ra 18 người con. Để nuôi được tất cả những đứa con này dù chỉ bằng bánh mỳ người cha của gia đình đã phải làm việc đến 18 giờ mỗi ngày tại các hầm mỏ khai thác vàng và làm thêm ở bất cứ nơi nào.
Mặc dù nghèo khổ nhưng hai người con trai trong số những đứa con trong gia đình ông Durer vẫn nuôi mơ ước và cả hai đều có chung một ước mơ là muốn trở thành họa sỹ. Họ hiểu rõ rằng cha mình không bao giờ có đủ tiền để chi phí học tập cho dù của một người con tại Học viện Nghệ thuật.
Sau nhiều đêm không ngủ, hai anh em họ thì thầm bàn bạc trong chăn và đã tìm ta lối thoát. Họ thỏa thuận sẽ tung đồng xu lên và người nào thua sẽ phải đi làm tại hầm mỏ và trả tiền học phí cho người thắng cuộc. Khi tốt nghiệp khóa học thì người thắng cuộc sẽ trả tiền học cho người kia khi đã được nhận tiền công lao động.
Vào một ngày chủ nhật khi ra khỏi nhà thờ hai anh em đã tung đồng xu lên. Hôm đó người em là Albrecht đã gặp may và cậu lên Nuremberg để học. Albert Durer thì đi vào hầm mỏ, nơi mà công việc nặng nhọc và nguy hiểm đang chờ anh. Albert đã làm việc ở đó suốt 4 năm ròng rã để người em có thể thực hiện ước mơ của mình.
Từ những ngày đầu nhập học, Albrecht đã trở thành sinh viên tài năng nhất của cả Học viện. Những bức điêu khắc, các bức tranh sơn dầu của anh đẹp hơn rất nhiều so với tác phẩm của các thầy dạy và đến khi tốt nghiệp Học viện thì anh đã kiếm được một số tiền không nhỏ từ việc bán những tác phẩm của mình. Khi anh trở về ngôi nhà của mình, gia đình Durer đã tổ chức một bữa tiệc vinh danh người họa sỹ trẻ.
Vào cuối buổi tiệc Albrecht đã đứng lên nâng cốc với anh trai yêu quý, người đã vì anh mà hy sinh tài năng của mình và đã biến ước mơ của anh thành sự thực. Albrecht đã nói thế này:
– Nào bây giờ, Albert, anh của em, đến lượt anh rồi. Giờ đây anh có thể đến Nuremberg và thực hiện ước mơ của mình, bây giờ em sẽ chu cấp cho anh.
Mọi cặp mắt đều hướng về phía góc bàn nơi Albert đang ngồi. Khuôn mặt của người anh đẫm lệ, anh lắc đầu và thì thầm: “Không…không…không…”.
Cuối cùng thì Albert cũng trấn tĩnh lại và đứng lên sau khi lau nước mắt, anh đưa mắt nhìn khắp lượt những người thân và quay về phía em trai, đưa tay xoa lên má em trai và âu yếm nói:
– Không đâu, em trai, anh không thể đến Nuremberg, đối với anh đã quá muộn, quá muộn rồi. Em hãy nhìn xem, những gì trên đôi bàn tay anh sau 4 năm làm việc ở hầm mỏ! Mỗi ngón tay ít nhất đã một lần bị nứt, bàn tay phải thì bị viêm khớp mà anh phải cố sức lắm mới cầm được cốc rượu này khi em chúc rượu anh…Những ngón tay của anh không thể làm được công việc tinh tế của người họa sỹ, chúng không thể điều khiển chính xác cây bút chì hoặc bút vẽ được đâu. Không, em trai ạ, đối với anh đã muộn rồi…
Đã 450 năm trôi qua kể từ ngày hôm đó. Và ngày nay những bức điêu khắc, những bức tranh màu nước, tranh sơn dầu, tranh khắc gỗ và những tác phẩm khác của Albrecht Durer chúng ta có thể được nhìn thấy ở các viện bảo tàng trên khắp thế giới. Song phần lớn chúng ta chỉ biết nhiều về một bức tranh trong số đó – đó là bức vẽ mà người họa sỹ đã dành tặng cho anh trai của mình.
Để ghi nhớ sự hy sinh của Albert và vinh danh người anh trai, trong tranh Albrecht Durer đã vẽ đôi bàn tay tàn tật bởi công việc nặng nhọc với những ngón tay hướng lên trời. Ông đã đặt tên cho tuyệt phẩm này là “Đôi tay”, nhưng cả thế giới khi đồng điệu trái tim với tác phẩm đã “đổi tên” cho kiệt tác này là “Đôi tay cầu nguyện”.